Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

Phần 42:Phó chánh án Tạ Quốc Hùng, thẩm phán Đỗ Quảng Oai và trường Hanoi Academy nằm cùng trong một đường dây chạy án, căn cứ đã rõ ràng??? Trình độ của hai Ông Hùng và Oai : “Yếu về chuyên môn” hay “Giả điên khiêng đồ Mỹ” ??? Việc tách tài sản ra một vụ án khác nhằm giúp Tập đoàn Bảo Sơn trốn thuế ???

Phó chánh án Tạ Quốc Hùng, thẩm phán Đỗ Quảng Oai và trường Hanoi Academy nằm cùng trong một đường dây chạy án, căn cứ đã rõ ràng ??? Trình độ của hai Ông Hùng và Oai : “Yếu về chuyên môn” hay “Giả điên khiêng đồ Mỹ” ??? Việc tách tài sản ra một vụ án khác nhằm giúp Tập đoàn Bảo Sơn trốn thuế ???

Phần 42:
Câu chuyện xung quanh “tờ giấy lộn”!!! Kịch bản chạy án đã lặp lại như ở Tòa Hoàn Kiếm??? Việc tách tài sản ra một vụ án khác nhằm giúp Tập đoàn Bảo Sơn trốn thuế ???

Với mọi người là “không thể” nhưng với nữ đại gia Bảo Sơn Nguyễn Thanh Thủy mọi chuyện đều là có thể!!




Câu chuyện xung quanh “tờ giấy lộn” !!!

Vâng thưa với quý vị độc giả và các bạn “Tờ giấy lộn”, ngay khi đọc ba chữ đó nó cũng hiện lên rằng nó chẳng có một ý nghĩa gì cả vì tờ giấy lộn là tờ giấy dùng để bỏ đi nhưng câu chuyện xung quanh nó lại liên quan tới các cán bộ của Tòa Hà Nội là các Ông Tạ Quốc Hùng, Đỗ Quảng Oai và cả trường Hanoi Academy mà chúng tôi sắp viết ở dưới đây. Trước hết, chúng tôi xin được trích nguyên văn đoạn băng ghi âm cuộc nói chuyện giữa luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn ( chị Nguyễn Thanh Thủy) là ông Nguyễn Hoàng Trung làm việc cho Văn phòng luật sư Hoàng Hải và các cộng sự có địa chỉ tại 11 phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng, Hà nội là văn phòng đã bảo vệ quyền lợi cho chị Thủy từ đầu vụ án ly hôn này và lại là luật sư trực tiếp tham gia phiên tòa bảo vệ quyền lợi cho chị Thủy nên mọi thông tin về vụ án Ông Trung là người nắm rõ nhất với anh Minh, luật sư Phúc và luật sư Cừ là các luật sư của anh Minh sau phiên tòa sơ thẩm ngày 21/04/2011 “….Đúng vậy vì thực ra án cũng chưa có hiệu lực pháp luật. Và đây cũng là câu mà hôm qua (ý nói phiên xử ngày 20/04/2011) Thủy có nói với anh việc là có hoãn hay không hoãn phiên tòa ngày 20/04/2011 vì các chứng cứ về tài sản anh Minh đưa ra trước phiên tòa cùng với căn cứ của các luật sư bên Minh đưa ra là đúng luật, theo quy định là phải hoãn phiên tòa để điều tra thì Thủy có nói một câu là “Bây giờ em cần phải có một bản án”. Anh nói lại với Thủy “Em cần có một bản án để làm gì khi mà án chưa có hiệu lực pháp luật. Bên kia họ thua thì họ kháng cáo, bên mình thua thì mình kháng cáo.Lúc đó án chưa có hiệu lực pháp luật thì bản án đó cũng chỉ như một “tờ giấy lộn” không giải quyết vấn đề gì hết.” thì Thủy lại khẳng định “Người ta chỉ cần em có “tờ giấy lộn đó”. Anh liền nói với nó là “ người ta ở đây là những người giúp em đúng không? Nhưng bây giờ em xui người ta làm những việc không đúng thì hoàn toàn bên kia nó có quyền đưa đơn lên kiện thì có phải bấy giờ em làm khổ người ta hay không?”….
(Chi tiết Video clip và bản lược dịch sẽ được chúng tôi đăng tại cuối bài viết này)
Quý vị độc giả hay cùng chúng tôi tiếp tục khám phá xem nữ đại gia Bảo Sơn sẽ biến hóa “tờ giấy lộn” đó như thế nào ???

Trình độ của Phó chánh án Tạ Quốc Hùng và thẩm phán Đỗ Quảng Oai thuộc tòa Hà Nội : “Yếu về chuyên môn” hay “Giả điên khiêng đồ Mỹ” ???

Vâng chúng tôi xin được trích dẫn ở đây lá thư của một độc giả giấu tên hiện đang công tác tại Viện Kiểm sát tối cao về hai cán bộ thuộc tòa án Hà Nội này :
“Sau khi đọc xong phần 39A, 39B & 39C tôi thấy mọi người cứ băn khoăn xem Ông Hùng và Ông Oai có cùng một đường dây chạy án hay không theo tôi căn cứ ở đây là quá rõ ràng . Trước hết xin được nói về Ông Tạ Quốc Hùng. Là một lãnh đạo tòa theo nguyên tắc của nghành tòa án ông không được phép gặp đương sự mà chỉ có thẩm phán giải quyết vụ án là Ông Đỗ Quảng Oai mới được gặp. Việc Ông tự động gặp anh Minh khi không có đơn yêu cầu xin gặp của anh với các lãnh đạo của Tòa Hà Nội là sai luật. Theo dõi cả diễn biến cuộc gặp của Ông với anh Minh tại phần 12 của bài viết này bản thân tôi cũng đang băn khoăn tự hỏi “ Ông Hùng thật sự “Yếu về chuyên môn” hay “Giả điên khiêng đồ Mỹ” ???”
Tại sao nói Ông “Yếu về chuyên môn” ?
  1. Là một lãnh đạo phụ trách dân sự của Tòa án Hà Nội, thủ đô của cả nước nhưng Ông lại nhận định “Còn việc Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (ADBPKCTT)của anh để cho anh và Ông bà nội gặp con cháu vì cả gần năm nay mọi người chưa gặp chúng tôi chưa làm vì cưỡng chế con người là rất khó chúng tôi muốn giải quyết việc đó bằng một bản án thì sẽ hiệu quả và toàn diện hơn”. Tại sao một lãnh đạo như Ông Hùng lại phát biểu ngô nghê như vậy vì ban đầu việc ADBPKCTT chỉ là một tờ Quyết định yêu cầu chị Thủy không được cản trở anh Minh trong việc gặp và chăm sóc con chung…..??? Liệu ở đây Ông Hùng có “Yếu về chuyên môn”….???
  2. Là một lãnh đạo Tòa Hà Nội nhưng Ông lại kém đến nỗi “vạch áo cho người xem lưng” nói xấu việc làm của các đồng nghiệp trước mặt đương sự : “Pháp luật cho phép anh tách nhưng không phải tách một cách tùy tiện và khi đương sự có yêu cầu thì phải giải quyết đồng thời cả ba vấn đề ly hôn, con cái và chia tài sản. Đứng về góc độ pháp luật Tòa Hoàn Kiếm làm vậy là chưa chính xác và như vậy thì phải làm lại vậy thì những việc như trưng cầu giám định, giải quyết đơn thư sẽ chẳng có ý nghĩ gì cả.”hay “Vấn đề con cái nếu có một đứa thì bảo còn bên nuôi bên không nhưng nếu có hai đứa thì phải mỗi người nuôi một đứa vì hai bên đều có điều kiện nuôi con tốt như nhau và Ông bà nội lại chăm các cháu từ bé và rất thương yêu cháu. Giao con cho ai nuôi là vì điều kiện tương lai của đưa trẻ, việc tách ra có thể làm ảnh hưởng tới tâm lý các cháu vì chúng đang quấn quýt nhau nhưng mỗi người nuôi một đứa sẽ thuận lợi hơn do một người nuôi một người đã vất vả nhưng nuôi hai người còn vất vả hơn và quá sức.”….
  3. Đích thân Ông Nguyễn Hoàng Trung trong cuộc gặp vào ngày 21/04/2011 đã nói với luật sư Cừ “ Trên phiên tòa thầy cứ hay nói tế nhị vì thương các học trò rằng: chúng tôi có yêu cầu giám định đĩa ghi âm tại nhà hàng Phố Núi nhưng tòa chưa cho giám định nhưng phải nói thẳng ở đây là Tòa chưa cho giám định là vi phạm tố tụng….nhưng Ông Hùng lại sợ “giám định” sẽ làm “tốn tiền của đương sự” trong khi chi phí giám định theo quy định sẽ được chia cho cả hai trong một vụ án tranh chấp tài sản tới 500 triệu đô…???( Thẩm phán Cao Văn Thắng và Kiểm sát viên Nguyễn Thị Ngoan đều là học trò của luật sư Cừ)……



Ra một văn bản như thế này thì với cương vị là một lãnh đạo phụ trách vấn đề dân sự của Tòa án thủ đô như Ông Hùng có “Yếu về chuyên môn”???
Đến “Giả điên khiêng đồ Mỹ” ???

Độc giả này viết tiếp:
  1. Trong buổi gặp giữa anh Minh và Ông Tạ Quốc Hùng sau khi Ông Hùng đưa ra một loạt các sai trái của Tòa Hoàn Kiếm theo tôi nghĩ là để cho anh Minh là đương sự “sướng rên” thì sau đó Ông chốt một câu “ Theo anh việc thay đổi Thẩm phán Đỗ Quảng Oai có là cần thiết” ???. Theo tôi nghĩ trong trường hợp này anh Minh đã khá tỉnh táo khi trả lời rằng “Thẩm phán Oai đã làm sai các quy định về tố tụng và nội dung khi thụ lý vụ án nên cần phải thay” vì thực tế theo tôi tất cả những câu nói thể hiện sự “Yếu chuyên môn” hay “vạch áo cho người xem lưng” cũng chỉ phục vụ cho mục đích này vì bây giờ vụ án này nổi tiếng quá, giới Viện Kiểm sát và tòa án của cả nước ai mà chả biết chi tiết về nó nên Ông muốn dùng chính miệng anh Minh để nói “Không thay thẩm phán Oai” để thực hiện ý đồ của mình !!!
  2. Anh Minh trả lời vậy nên việc “úp sọt” giải quyết tiếp vụ án theo “Đơn đặt hàng” của chị Thủy đã rơi vào bế tắc, nếu Ông Hùng đã hỏi anh Minh vậy mà ra ngay quyết định không chấp nhận thay đổi thẩm phán của anh Minh thì việc “chạy án” này “thô thiển” quá trong khi chị Thủy thì cứ thúc Ông nên sau một thời gian Ông đã phải ra quyết định số 189/QĐ-TA về việc không chấp nhận yêu cầu thay đổi thẩm phán của anh Minh với lý do “ thẩm phán Oai thực hiện đúng các quy định của tố tụng”…???
Và “bảo kê” cho cấp dưới làm sai pháp luật ???

Trong quá trình thụ lý vụ án ở cấp phúc thẩm, thẩm phán Đỗ Quảng Oai chỉ gọi anh Minh lên có một lần để viết bản tự khai theo Đơn kháng cáo. Tất cả các yêu cầu của anh Minh như : “Giám định đĩa ghi âm tại nhà hàng Phố núi, xem xét khoản nợ nước ngoài là 20000USD của cô Ly …thì thẩm phán không xem xét.
Vào một ngày đẹp trời thẩm phán Oai hẹn anh Minh lên để gặp chị Thủy hòa giải nhưng khi anh Minh lên tới nơi đợi mãi thì Ông Oai nói “Chị Thủy không muốn hòa giải”. Vậy thì ở đây những việc làm của Ông Oai trong phiên phúc thẩm là chỉ phục vụ cho một mình chị Thủy??? Sau đó Ông Oai đưa cho anh Minh quyết định vụ án ra xét xử vào ngày 23/08/2011. Khi anh Minh hỏi “Thế còn việc giải quyết hết các yêu cầu của anh như giám định đĩa ghi âm, áp dụng BPKCTT thì sao?” thì Ông Oai hướng dẫn anh Minh về hỏi các luật sư của anh xem “Quy trình giải quyết một vụ án ở cấp phúc thẩm là như thế nào?”.
Vào ngày 22/08/2011 anh Minh đã có “Đơn xin thay đổi thẩm phán” gửi chánh án Nguyễn Sơn và Phó chánh án Ngô Thị Minh Ngọc và hôm đó vì lý do bận việc riêng nên anh vô tình vắng mặt theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng phiên tòa ngày 23/08/2011 Ông Oai lại ra quyết định hoãn với lý do “Anh Minh vắng mặt còn Đơn xin thay đổi thẩm phán của anh thì thẩm phán Oai chưa nhận được” !!!
(Phiên tòa ngày 23/08/2011 bị hoãn vì lý do anh Minh vắng mặt hợp lệ lần đầu tiên)



Hai phiếu nhận đơn xin đổi thẩm phán và hoãn phiên tòa phuc thẩm của anh Minh vào ngày 22/08/2011 và 23/08/2011, phải chăng có chạy án để “úp sọt” xử anh Minh nếu anh tới tòa án???


Được Ông Hùng “bật đèn xanh” Ông Oai ra ngay thông báo số 2663/2011/TB-TA trong đó Ông khẳng định Xét thấy, vụ án ly hôn giữa chị Thủy và anh Minh đã được tòa án nhân dân Quận Hoàn Kiếm xét xử sơ thẩm và đã có quyết định Bản án số 05/2011/LHST ngày 20,21 tháng 4 năm 2011 trong đó có quyết định giao con chung và quyền đi lại, chăm sóc con chung giữa các bên”.Vậy ở đây Ông Oai đã giúp chị Thủy biến một “tờ giấy lộn” thành một văn bản có hiệu lực pháp luật trong khi văn bản đó lại nói về những điều trái pháp luật để mang đi lừa các trường học !!!


“Giấy thông hành” của Ông Oai cấp cho chị Thủy để tiếp tục đi “lừa” các trường học. Theo quy định của Pháp luật đây phải là “Quyết định” chứ ???


Phó chánh án Tạ Quốc Hùng và thẩm phán Đỗ Quảng Oai nằm cùng trong một đường dây chạy án ???

Chúng tôi xin được cung cấp tiếp phân tích của độc giả làm tại tòa án tối cao:
Nếu nói hai Ông Tạ Quốc Hùng và Đỗ Quảng Oai không thuộc cùng một đường dây chạy án mới là điều phi lý ??? Vì sao vậy???

Vì Ông Hùng và Ông Oai ở cùng quê Hà Tây. Vào lúc 17h.30 ngày 12/12/2011 anh Minh nhận được một phong bì trong đó có hai văn bản: Một quyết định ngày 05/12/2011 do Phó chánh án Tạ quốc Hùng ký về việc Không chấp nhận yêu cầu thay đổi thẩm phán Đỗ Quảng Oai của anh Minh và một thông báo ngày 08/12/2011 do thẩm phán Đỗ Quảng Oai ký về việc “Giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”.

Vậy sự không bình thường ở đây là gì ???

Theo quy định về hành chính ở tòa án văn bản của Ông Hùng đã ra thì không cần cho Ông Oai biết và văn bản đó sẽ được gửi xuống văn thư đi theo đường công văn để gửi tới anh Minh.Văn bản của Ông Oai thì sẽ được thư ký tống đạt đến tận tay cho đương sự hoặc gửi xuống văn thư để chuyển bằng bưu điện và mặc nhiên hai văn bản này có hai số khác nhau (một là quyết định của phó chánh án và một là thông báo của thẩm phán chủ tọa phiên tòa) và cũng ra vào hai ngày khác nhau. Trong quyết định 189/QĐ-TA của Ông Hùng thì chỉ có 6 bản được đóng dấu đỏ để gửi đi 06 nơi nhận là : Chánh án TAND thành phố,Chánh tòa dân sự, thẩm phán, VKS Hà Nội, anh Minh và lưu hồ sơ. Vậy thì Ông Oai lấy đâu ra văn bản có dấu đỏ này để gửi cho anh Minh??? Hai văn bản được gửi cùng nhau thì căn cứ Ông Oai và Ông Hùng có nằm trong cùng một đường dây chạy án hay không đã dần được chứng minh sáng tỏ ???Chúng tôi cũng sẽ chuyển toàn bộ các căn cứ trên cho các Ban chuyên án của Bộ Công an và CATP Hà Nội để xác minh làm rõ !!!



Thư ký Vân Anh của Ông Oai đã yêu cầu anh Minh xác nhận đã nhận được hai văn bản trong cùng một phong bì !!!

Tại sao Ông Tạ Quốc Hùng và Ông Đỗ Quảng Oai lại tránh né việc cho đi giám định đĩa ghi âm tại nhà hàng Phố Núi ???

Vị độc giả lại phân tích tiếp:
“ Nếu mang đĩa ghi âm đó đi giám định tại Viện khoa học hình sự ở 40 Hàng Bài và có đóng dấu đỏ thì các căn cứ của chị Thủy tự thú nhận trước mặt bố mẹ chồng về việc nhắn tin ngoại tình lăng nhăng,quan hệ tình cảm nam, nữ không trong sáng, giờ giấc đi làm từ sáng tới đêm, hai đứa trẻ từ khi đẻ ra tới khi chị Thủy bỏ nhà ra đi đều do anh Minh và bố mẹ anh chăm sóc… sẽ được pháp lý hóa. Do vậy sẽ chứng minh được tất cả các nhận định khi xét xử của Tòa án Hoàn Kiếm là sai dẫn tới án sẽ bị hủy. Đặc biệt đĩa ghi âm này lại do chính chị Thủy ghi âm để nộp cho tòa án nên các chứng cứ về chuyện ngoại tình của chị Thủy với Phó phòng Trần Thế Cương thuộc UBND TP Hà Nội và Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường thuộc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam sẽ giúp cho các cơ quan chủ quản của hai Ông này có biện pháp nghiêm khắc xử lý cán bộ.Những điều trong đĩa ghi âm đó cũng hoàn toàn phù hợp với những gì luật sư Trung trao đổi với với anh Minh vào ngày 21/04/2011 về mối quan hệ ngoại tình của chị Thủy và các Ông Trần Thế Cương và Nguyễn Mạnh Cường. Theo tôi anh Minh nên cương quyết yêu cầu HĐXX cho đi giám định đĩa ghi âm này trước khi đưa vụ án ra xét xử. Nếu HĐXX không đồng ý thì đương nhiên cái đuôi “chạy án” sẽ lòi ra ngay vì hiện nay đĩa ghi âm đó đã được công khai trên Youtube ai cũng có thể biết mà HĐXX không làm thì không khó để chúng ta nhận định những ai thuộc đường dây chạy án này ???”

Kịch bản chạy án đã lặp lại như ở Tòa Hoàn Kiếm ???

Trước khi phiên tòa sơ thẩm được xét xử tại tòa án Quận Hoàn Kiếm anh Minh đã có rất nhiều đơn yêu cầu giám định đĩa ghi âm tại nhà hàng Phố Núi, Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để được gặp con, thay đổi thẩm phán Cao Văn Thắng do thẩm phán vi phạm nhiều quy định về tố tụng... nhưng các Đơn này đã được Ông Lê Anh Xuân là chánh án tòa Hoàn Kiếm “bảo kê” cho Ông Cao Văn Thắng nên không xem xét. Ông Xuân không đồng ý cho thay đổi thẩm phán và ngày 29/03/2011 lại ký thêm Quyết định số 03/2011/QĐ-GQKN để chốt rằng “ Không ADBPKCTT cho anh được gặp con” và như vậy “bảo kê” cho thẩm phán Cao Văn Thắng cứ yên tâm xét xử. Ngày 05/12/2011 Ông Tạ Quốc Hùng ra một văn bản không chấp nhận “Đơn xin thay đổi thẩm phán của anh Minh” và sau đó Ông Oai cũng ra ngay thông báo số 2663/2011/TB-TA ngày 08/12/2011trái pháp luật (như chúng tôi đã phân tích ở trên ) vậy thì ở đây phải chăng quyết định của Ông Hùng lại bắt dầu “mở màn” cho màn kịch “chạy án” được lặp lại như ở Tòa Hoàn Kiếm ??? Tiếp theo đây sẽ là quyết định đưa vụ án ra xét xử của Ông Oai và án sẽ là y án sơ thẩm giao chị Thủy nuôi hai đứa con và tài sản tách giải quyết trong một vụ án khác???



(Con anh Minh đã bị chị Thủy cho vệ sĩ giữ 4 tháng nhưng Chánh án Xuân không chấp nhận cho Áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời, không thay đổi thẩm phán Thắng và thẩm phán Thắng thì đưa ra xử nhanh .Vậy thì ở đây Chánh án Xuân có “bảo kê” và “cấu kết” với thẩm phán Thắng để xử theo “đơn đặt hàng” của chị Thủy???)

Tại sao việc tách tài sản ra giải quyết vụ án khác trong giai đoạn này lại trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết ???

Bên cạnh việc tách tài sản ra giả quyết tại một vụ án khác theo thông lệ là vì chị Thủy muốn có thời gian để mà tẩu tán số tài sản chung vợ chồng thì riêng trong vụ án này nó còn bởi một nguyên nhân cấp bách khác.Tại các phần 39B & 39C chúng tôi đã đưa thông tin Tập đoàn Bảo Long đã chính thức khởi kiện Tập đoàn Bảo Sơn ra tòa án nhân dân thị xã Sơn Tây. Một trong những nguyên nhân đẩy mâu thuẫn gữa hai tập đoàn này lên tới đỉnh điểm là việc Ông Nguyễn Trường Sơn (là bố đẻ chị Thủy) chủ tich tập đoàn Bảo Sơn khi lấy được con dấu và tiếp quản Tập đoàn Bảo Long đã “ Chuyển toàn bộ hóa đơn chứng từ, sổ sách lưu trữ trong nhiều năm qua của Bảo Long cho các cơ quan chức năng để rà xét truy cứu việc nộp thuế nhà nước và các lỗi trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh”. Trong thời gian qua chúng tôi nhận được rất nhiều thư của các độc giả gửi cho chúng tôi nhờ chúng tôi chuyển tới Ban chuyên án của Bộ Công an và Công an TP HN Hà nội tố cáo về các hành vi trốn thuế của Tập đoàn Bảo Sơn.

Mặt khác theo báo điện tử “ Tin nhanh năng lượng mới” ngày 16/12/2011 thì:

26/4/2011, tại trụ sở của Tập đoàn Bảo Long, với sự có mặt của ông Nguyễn Hữu Khai, ông Nguyễn Hữu Sinh, bà Lê Thúy Hằng đại diện cho 100% cổ phần bên chuyển nhượng (Tỉ lệ vốn góp được Bảo Long thay đổi sau khi Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS được ký) và bên nhận chuyển nhượng là Tập đoàn Bảo Sơn với đại diện là bà Nguyễn Thanh Thủy, ông Nguyễn Trường Sơn, bà Nguyễn Thị Thu Hà, bà Lê Thị Tuyết Hoa, các bên đã tiến hành ký Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Tập đoàn Bảo Long và cổ đông cho Tập đoàn Bảo Sơn và cổ đông. Theo đó:
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 02/2011/HĐCN-BL được ký vào ngày 26/4/2011 nêu rõ: Bà Lê Thúy Hằng chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần có giá trị là 52,5 tỉ đồng, tương ứng với 525.000 cổ phần, chiếm 35% tổng số vốn điều lệ cho bà Lê Thị Tuyết Hoa, bà Nguyễn Thanh Thủy, bà Nguyễn Thị Thu Hà…….”
Vậy thì ở đây diều đầu tiên chúng ta có thể khẳng định anh Minh và chi Thủy có tài sản chung và hiện chị Thủy đang mang tiền của anh Minh đi đầu tư mà chưa được sự đồng ý của anh !!!
Sau đó theo logic của vấn đề thì Ông Khai và Tập đoàn Bảo Long khả năng lớn sẽ đề nghị các cơ quan chức năng xem xét việc có hay không chuyện trốn thuế tại Tập đoàn Bảo Sơn ???Khi xử ly hôn của anh Minh chị Thủy liên quan tới tài sản thì đồng nghĩa với việc tất cả các sổ sách chứng từ của Bảo Sơn sẽ bị kiểm toán.Với việc thông tin được cung cấp theo kiểu “buổi sáng kiểm toán, buổi trưa lên Internet” như hiện nay thì sẽ không khó để để dư luận luôn cập nhật xem Tập đoàn Bảo Sơn có trốn thuế hay không??? Vậy ở đây nếu chứng minh được Ông Hùng và Ông Oai có làm sai pháp luật trong vụ án này thì không đơn giản là việc làm sai trong một vụ án ly hôn mà nó còn liên quan tới việc bao che cho Tập đoàn Bảo Sơn trong việc trốn thuế nhà nước (tài sản của Bảo Sơn hiện nay theo ước tính của chúng tôi là trên 1tỷ đô la, riêng của anh Minh chị Thủy đã là 500 triệu đô) nếu như việc đó được các cơ quan chức năng khẳng định được căn cứ trốn thuế trong tương lai ???Vậy thì trong vụ án này nếu chứng minh được sự liên quan của hai Ông Hùng và Oai trong việc ra các văn bản trái pháp luật theo “Đơn đặt hàng” của chị Thủy và Tập đoàn Bảo Sơn thì không khó để chúng ta đoán được hai Ông sẽ nhận bao nhiêu tiền để làm việc này??? Cách đây chưa lâu vụ “Thẩm phán ăn toilet” đã xử thẩm phán nhận hối lộ 70 triệu đồng là 15 năm tù đó là tòa án còn xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho thẩm phán và thẩm phán Vũ Văn Lương dù không nhận tội nhưng vẫn bị tuyên án.Vậy chúng tôi và công luận sẽ đặt câu hỏi bản án sẽ là bao nhiêu năm cho hai Ông Hùng và Oai nếu Ban chuyên án điều tra xác minh được hai Ông nằm trong đường dây chạy án này??? Chắc chắn lúc đó bản án của Ông Oai sẽ là tăng nặng vì Ông Oai vừa được tái bổ nhiệm thẩm phán sau 5 năm “treo giò”??? Chúng tôi cũng chuyển toàn bộ các căn cứ trên tới các Ban chuyên án của Bộ Công an và CATP Hà Nội để xác minh, làm rõ !!!

Quý vị click vào đường dẫn sau để Xem đơn tố cáo của Tập đoàn Bảo Long

http://baosonland.wordpress.com/2012/01/05/ph%E1%BA%A7n-39bban-chuyen-an-c%E1%BB%A7a-v%E1%BB%A5-ly-hon-tranh-ch%E1%BA%A5p-500-tri%E1%BB%87u-do-s%E1%BA%BD-xac-minh-toan-b%E1%BB%99-nh%E1%BB%AFng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%E1%BB%A9ng-ten-h%E1%BB%A3p-d/

và Xem bài báo “Bảo Sơn – Bảo Long”, thương vụ mua bán ồn ào

http://www.petrotimes.vn/news/vn/phong-su-dieu-tra/bao-son-_8211-bao-long_8221-thuong-vu-mua-ban-on-ao.html

Videoclip và bản lược dịch cuộc nói chuyện ngày 21/04/2011 của luật sư Trung, anh Minh, luật sư Phúc và luật sư Cừ:







Chi tiết bài báo Bảo Sơn bảo Long, thương vụ mua bán ồn ào

(Petrotimes) - Phải khẳng định rằng, xu thế sáp nhập, mua bán doanh nghiệp, thương hiệu… để tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường là chuyện tất yếu và hết sức bình thường. Chính vì vậy, chuyện mua bán cổ phần, thương hiệu, tài sản… giữa Tập đoàn Bảo Sơn và Tập đoàn Bảo Long không có gì đáng nói nếu không có chữ "tình" chen giữa thương vụ.

>> Sự thật về Tập đoàn Bảo Long

Kỳ II của loạt bài Điều tra: Sự thật về Tập đoàn Bảo Long

Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao một doanh nghiệp vốn có thương hiệu, có uy tín và là biểu tượng của sự thành công lại phải bán đi cổ phần, tài sản, thương hiệu… những thứ mà họ đã dày công gây dựng hơn 20 năm, trải qua vô vàn khó khăn, thử thách mới có được?

Phần chìm ở Bảo Long

Sau hơn 20 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long ngày nào đã vươn mình trở thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa nghề có uy tín và thương hiệu mạnh ở Việt Nam. Ngoài vị thế là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực y dược, năm 2005, Bảo Long đã thành lập Bệnh viện Đa khoa Bảo Long và đến năm 2007 thì thành lập Trường phổ thông Võ thuật với quy mô đa cấp học (tiểu học, phổ thông cơ sở và trung học phổ thông). Do đó, vị thế và uy tín của Bảo Long được dư luận xã hội đánh giá rất cao.
Vị thế đó càng được khẳng định khi Bảo Long đã nhận được một loạt các bằng khen, giấy khen, danh hiệu… giành cho những doanh nghiệp thành đạt, có đóng góp cho xã hội. Và cũng chính vì thế, chuyện Bảo Long làm ăn thua lỗ, phải chịu cảnh nợ nần chồng chất, thậm chí là phải vay lãi suất “khủng” để thanh toán chi phí sản xuất, trả lương cho cán bộ, công nhân viên đã khiến dư luận xã hội và giới kinh doanh thực sự cảm thấy sốc. Vậy đâu là sự thật của một doanh nghiệp vốn được xem là biểu tượng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam.

Đại diện Tập đoàn Bảo Long (thứ 2 từ trái sang) làm việc với báo chí

Theo báo cáo tổng hợp vốn và lãi vay do Kế toán trưởng Vũ Văn Hùng gửi ông Nguyễn Hữu Khai (khi đó ông Khai là Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long) thì tính đến ngày 31/1/2011: Bảo Long đã vay tổng số gần 83 tỉ đồng từ các ngân hàng; hơn 117 tỉ đồng từ 618 cá nhân ở khu vực Hà Nội; vay vốn từ các cổ đông là 86,786 tỉ đồng.
Đáng chú ý, trong các khoản vay từ cá nhân, có rất nhiều khoản vay Bảo Long phải chấp nhận lãi suất lên tới 18-21%/tháng (ngang với mức vay lãi “cắt cổ”, vay tín dụng đen). Và cũng theo bản báo cáo trên thì tổng số tiền nợ của Bảo Long tính đến hết tháng 1/2011 là 286,785 tỉ đồng và mỗi tháng, tổng cộng tiền lãi mà Bảo Long phải trả lên tới 10,961 tỉ đồng.
Mặc dù phải gánh trên vai một món nợ khổng lồ như vậy nhưng theo báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Bảo Long lại không mấy khả quan. Ví dụ, trong tháng 4/2011, tổng lợi nhuận sau thuế của 3 đơn vị kể trên chỉ là 544,041 triệu đồng (tức chưa bằng con số lẻ mà Bảo Long phải trả lãi cho các khoản vay). Thực trạng bê bết trên cũng được chính ông Nguyễn Hữu Khai, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Long đề cập đến trong “Đơn kêu cứu” gửi các cơ quan báo chí về thương vụ Bảo Sơn – Bảo Long: “Chúng tôi gặp khó khăn về tài chính không thể theo kịp trào lưu phát triển”.
Qua đó để thấy rằng, Bảo Long không còn là một doanh nghiệp mạnh, kinh doanh hiệu quả như từng diễn ra. Đành rằng, đã làm ăn thì phải có vay, có mượn nhưng vấn đề nằm ở chỗ doanh nghiệp có sử dụng các khoản vay đó để sinh lời và bù đắp các chi phí (tiền lương, chi phí sản xuất, khấu hao máy móc, nhà xưởng, lợi tức cổ đông, tiền lãi…) hàng tháng hay không?
Và trong trường hợp này, việc một tập đoàn kinh tế “mạnh” được tặng cúp vàng “Tự hào thương hiệu Việt” năm 2011 như Bảo Long mà phải cậy nhờ tín dụng đen để làm ăn thì thật khó hiểu. Lý do duy nhất ở đây là Bảo Long làm ăn kém hiệu quả, không đủ khả năng thanh toán tiền nợ lãi nên mới “giật gấu vá vai” để duy trì hoạt động. Đến khi không đủ khả năng thanh toán, không còn tài sản nào có thể thế chấp, lại phải chịu sức ép thanh toán gốc của các khoản vay trên mới phải tìm kiếm đầu tư. Do đó, việc Bảo Long và các cổ đông của mình quyết định tìm đối tác đầu tư hoặc bán cổ phần là hợp với xu thế phát triển chung ở bất kỳ nền kinh tế nào.
Nói như vậy để thấy rằng, chuyện Bảo Long bán cổ phần, tài sản và thương hiệu sản phẩm của mình cho Bảo Sơn cũng là lẽ thường tình.

Chi tiết bản hợp đồng

Bảo Long tìm kiếm đối tác đầu tư để tăng khả năng cạnh tranh, ổn định, phát triển sản xuất là điều hoàn toàn dễ hiểu. Vấn đề là ai sẽ nhập vai đối tác đầu tư cho Bảo Long trong thương vụ như vậy mới là điều quan trọng khi mà những lĩnh vực Bảo Long kêu gọi đầu tư đòi hỏi vốn lớn lại chậm thu hồi. Và nếu có đối tác nào sẵn sàng bắt tay với Bảo Long thì quả thật đó là một canh bạc thực sự. Mà trên thương trường, canh bạc đó được xem là “lành ít dữ nhiều”, rủi ro cao.
Việc Bảo Long nhận được cái gật đầu đầy thiện chí từ phía Bảo Sơn – một trong số ít đối tác đủ tiềm lực hợp tác với Bảo Long – chẳng khác nào “chết đuối vớ được cọc”.

Bản hợp đồng chuyển nhượng có đóng dấu, chữ ký của các thành viên trong hội đồng quản trị Tập đoàn Bảo Long
Và ngày 3/3/2011, sau khi được sự thống nhất của Bảo Sơn và Bảo Long, tại trụ sở của Bảo Long (xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội), ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Bảo Sơn và ông Nguyễn Hữu Khai, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Bảo Long và các cổ đông đã ký bản Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL-BS.
Theo đó, ông Nguyễn Hữu Khai với 60,33% vốn góp, bà Lê Thúy Hằng (vợ ông Khai) với 24,66% vốn góp, ông Nguyễn Hữu Sinh (em ông Khai) với 5% vốn góp đã đi đến thống nhất: Bảo Long đồng ý chuyển nhượng cho Bảo Sơn và các cổ đông 100% vốn cổ phần của các cổ đông (được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và phần vốn góp bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng toàn bộ diện tích đất, tài sản trên đất, bản quyền thương hiệu sản phẩm của các đơn vị sau:
1. Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long
2. Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long
3. Trường phổ thông Võ thuật Bảo Long.
Tổng giá trị Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần được hai bên ký kết là 227.513.174.701 đồng.
Và theo Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS được ký giữa hai bên thì: Hai bên cùng thỏa thuận giá chuyển nhượng toàn bộ vốn cổ phần của các cổ đông (được ghi danh sách trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và phần vốn góp bổ sung của các cổ đông có giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng toàn bộ diện tích đất, tài sản trên đất, hạ tầng kỹ thuật bao gồm cả các công trình ngầm, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp… (trừ máy phát điện vẫn thuộc quyền sở hữu của ông Khai), cây cối hoa màu, bản quyền thương hiệu sản phẩm.
Cũng theo hợp đồng trên thì, Bảo Sơn không nhận chuyển nhượng máy móc, thiết bị, cộng cụ, y cụ, ôtô, dụng cụ phục vụ sản xuất bào chế thuốc, nguyên vật liệu, dược liệu tồn kho và thành phẩm đã chế biến.
Như vậy, theo hợp đồng này, Bảo Sơn đã là đại diện hợp pháp của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long; Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long và Trường phổ thông Võ thuật Bảo Long.

Bảo Sơn được gì ở Bảo Long?

Sau khi thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan được nêu trong Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS, ngày
26/4/2011, tại trụ sở của Tập đoàn Bảo Long, với sự có mặt của ông Nguyễn Hữu Khai, ông Nguyễn Hữu Sinh, bà Lê Thúy Hằng đại diện cho 100% cổ phần bên chuyển nhượng (Tỉ lệ vốn góp được Bảo Long thay đổi sau khi Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS được ký) và bên nhận chuyển nhượng là Tập đoàn Bảo Sơn với đại diện là bà Nguyễn Thanh Thủy, ông Nguyễn Trường Sơn, bà Nguyễn Thị Thu Hà, bà Lê Thị Tuyết Hoa, các bên đã tiến hành ký Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Tập đoàn Bảo Long và cổ đông cho Tập đoàn Bảo Sơn và cổ đông. Theo đó:
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2011/HĐCN-BL được ký vào ngày 26/4/2011 nêu rõ: Ông Nguyễn Hữu Khai chuyển nhượng toàn bộ cổ phần có giá trị là 90 tỉ, tương ứng với 900.000 cổ phần, chiếm 60% tổng vốn điều lệ cho Tập đoàn Bảo Sơn và ông Nguyễn Trường Sơn.
Đơn kêu cứu được ông Khai gửi khắp nơi

Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 02/2011/HĐCN-BL được ký vào ngày 26/4/2011 nêu rõ: Bà Lê Thúy Hằng chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần có giá trị là 52,5 tỉ đồng, tương ứng với 525.000 cổ phần, chiếm 35% tổng số vốn điều lệ cho bà Lê Thị Tuyết Hoa, bà Nguyễn Thanh Thủy, bà Nguyễn Thị Thu Hà.
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 03/2011/HĐCN-BL được ký vào ngày 26/4/2011 nêu rõ: Ông Nguyễn Hữu Sinh chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần có giá trị là 7,5 tỉ đồng, tương ứng với 75.000 cổ phần, chiếm 5% tổng số vốn điều lệ cho bà Nguyễn Thị Thu Hà.
Và đến ngày 23/5/2011, tại Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long, với sự có mặt của ông Nguyễn Hữu Khai (người chiếm 58,82% cổ phần), ông Nguyễn Hữu Sinh (người chiếm 17,65% cổ phần), bà Lê Thúy Hằng (người chiếm 19,61% cổ phần), ông Nguyễn Văn Huệ (người góp 1,96% cổ phần), bà Lưu Tố Phấn (người chiếm 1,96% cổ phần) – đại diện cho 100% cổ phần bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng là ông Nguyễn Trường Sơn, Tập đoàn Bảo Sơn với người đại diện là bà Nguyễn Thị Thu Hà, bà Nguyễn Thanh Thủy, các bên đã tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn góp của Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long cho Tập đoàn Bảo Sơn và các cổ đông. Theo đó:
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 01/2011/HĐCN ký ngày 23/5/2011 nêu rõ: Ông Nguyễn Hữu Khai chuyển nhượng một phần vốn góp của mình là 2.550.000.000 đồng chiếm 50% tổng vốn điều lệ công ty cho Tập đoàn Bảo Sơn (người đại diện là ông Nguyễn Trường Sơn) và 449.820.000 đồng chiếm 8,82% vốn điều lệ công ty cho ông Nguyễn Trường Sơn.
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 02/2011/HĐCN ký ngày 23/5/2011 nêu rõ: Ông Nguyễn Hữu Sinh chuyển nhượng một phần vốn góp của mình là 570.018.000 đồng chiếm 11,18% tổng vốn điều lệ công ty cho ông Nguyễn Trường Sơn và 329.970.000 đồng chiếm 6,47% vốn điều lệ công ty cho bà Nguyễn Thị Thu Hà.
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 03/2011/HĐCN ký ngày 23/5/2011 nêu rõ: Bà Lê Thúy Hằng chuyển nhượng một phần vốn góp của mình là 435.030.000 đồng chiếm 8,53% tổng vốn điều lệ công ty cho bà Nguyễn Thị Thu Hà và 565.080.000 đồng chiếm 11,08% vốn điều lệ công ty cho bà Nguyễn Thanh Thủy.
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 04/2011/HĐCN ký ngày 23/5/2011 nêu rõ: Ông Nguyễn Văn Huệ chuyển nhượng một phần vốn góp của mình là 99.960.000 đồng chiếm 1,96% tổng vốn điều lệ công ty cho bà Nguyễn Thanh Thủy.
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 05/2011/HĐCN ký ngày 23/5/2011 nêu rõ: Ông Lưu Tố Phấn chuyển nhượng một phần vốn góp của mình là 99.960.000 đồng chiếm 1,96% tổng vốn điều lệ công ty cho bà Nguyễn Thanh Thủy.
Tất cả các Hợp đồng trên đều được tiến hành theo các quy định hiện hành của Bộ luật Dân sự Việt Nam, Luật Doanh nghiệp và bên chuyển nhượng cổ phần và chuyển nhượng góp vốn đều cam kết đã nhận đủ tiền và không kiện cáo gì. Và trong các biên bản họp đại hội đồng cổ đông của Tập đoàn Bảo Long và biên bản hợp hội đồng thành viên Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long, các bên liên quan cũng đi đến thống nhất: thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của Tập đoàn Bảo Long và Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long.
Qua đó thấy rằng, mọi thủ tục mua bán trong thương vụ trên đều được các bên tiến hành một cách đầy đủ và hoàn chỉnh theo quy định của pháp luật. Và chỉ với riêng những nội dung được ghi rõ ràng và đầy đủ trong Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS thì chúng ta có thể khẳng định, thương vụ trên đã được hoàn thành theo đúng trình tự quy định của pháp luật với đầy đủ chữ ký của các thành viên trong HĐQT của Bảo Long.
Vấn đề khúc mắc nếu có ở đây chỉ là quá trình thực hiện hợp đồng trên như thế nào mà thôi. Và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới một loạt các thông tin trái chiều được cả hai bên đưa ra trong thời gian vừa qua.
(Xem tiếp kỳ sau)
Hoàng Thắng – Thanh Ngọc

Theo Năng lượng Mới số 79
Các Website dự phòng của chúng tôi:
 http://luatsuvidan1010.wordpress.com/
 http://luatsuvidan10.blogspot.com/
 http://luatsuvidan1000.wordpress.com/
http://luatsuvidan8.wordpress.com/
http://thuythanhnguyen.blogspot.com/
hoặc click google
Đại gia Bảo Sơn ly hôn, chạy án tại tòa Hà Nội
Hay
Tư liệu vụ ly hôn đắt giá nhất Việt Nam
Cần biết thêm thông tin liên hệ với chúng tôi qua hai địa chỉ Email sau:
luatsuvidan10@gmail.com
luatsuvidan101@gmail.com
Xin trân trọng cảm ơn
( Mời các bạn đón xem tiếp phần 43)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét